- Tên gọi Canada:
Tên gọi Canada bắt nguồn từ kanata trong ngôn ngữ của người Iroquois Saint Lawrence, nghĩa là “làng” hay “khu định cư”.Năm 1535, các cư dân bản địa của khu vực nay là thành phố Québec sử dụng từ này để chỉ đường cho nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cartier đến làng Stadacona.
Trong các cuộc giao tiếp hàng ngày, họ sử dụng rất nhiều từ “Kanata” (Kanata trong thổ ngữ nghĩa là “làng”). Nhà thám hiểm và đoàn của ông đã nhầm lẫn đó là tên gọi của vùng đất này (hay đọc lái đi là Canada ngày nay).
- Quốc kỳ
Trước khi chính thức trở thành biểu tượng trên quốc kỳ của Canada vào mùa xuân năm 1965, hình ảnh chiếc lá phong đã trở nên thân thuộc và phổ biến với những người dân Canada từ thế kỉ 18.
Thời kì đó, chiếc lá phong là biểu tượng cho những người Canada gốc Pháp sinh sống dọc bờ sông Saint Lawrence, nó xuất hiện trên phù hiệu áo giáp của hai tỉnh bang Ontario (lá phong vàng) và Quebec (lá phong xanh) bắt đầu từ năm 1868
Sau gần 100 năm độc lập, Canada mới có thiết kế chính thức cho quốc kỳ của mình. Quốc kỳ của Canada được thiết kế với ba dải đứng. Dải trung tâm có nền màu trắng, tượng trưng cho đất nước Canada, hai bên là hai dải màu đỏ tượng trung cho Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Điều này thể hiện sự rộng lớn của đất nước có diện tích lớn thứ hai trên thế giới – Canada. Tại trung tâm của nền trắng là lá phong cách điệu màu đỏ. Quốc kỳ của Canada được thiết kế theo tỷ lệ 1:2, khác với đa số quốc kỳ của các nước khác với tỷ lệ 2:3.
- Cách uống cafe kỳ lạ:
Vì cái lạnh của mùa đông kéo dài là một nguyên nhân để người Canada uống nhiều cà phê đến vậy.Tuy nhiên, thời tiết lạnh không phải là lý do duy nhất. Người Canada thích uống cà phê còn là vì chuỗi quán Tim Hortons có mặt ở khắp mọi nơi, tổng cộng có 3,692 quán trên khắp đất nước Canada. Trung bình mỗi 9.000 người Canada sẽ có một quán để phục vụ.
Canada là quốc gia luôn nằm top tiêu thụ cafe và Tim Hortons là thương hiệu cafe quốc dân tại đây. Người Canada có cách uống cafe rất khác với nhiều quốc gia khác. Họ thường không uống với sữa hay đường mà chỉ thích uống cafe với kem. Nhiều người giải thích nó là cách giúp cũng cấp calo cho họ trong những ngày trời lạnh giá.
- Lời xin lỗi:
Người Canada nổi tiếng với sự lịch thiệp, nhẹ nhàng và tinh tế trong những cuộc giao tiếp thường nhật. Câu “Xin lỗi” và “Cảm ơn” xuất hiện khá thường xuyên trong văn hóa giao tiếp của họ, được xem như là một thói quen hằng ngày của người dân nơi đây.
Điều này được coi như nét văn hóa giao tiếp nơi đây. Đây là một trong những “phong tục” chịu ảnh hưởng rất lớn từ các quốc gia châu Âu, nhất là Anh. Thậm chí, rất nhiều người đã phải ngạc nhiên khi người Canada nói xin lỗi (hoặc rất tiếc) mặc dù đó rõ ràng không phải lỗi của họ
- Thói quen xếp hàng:
Canada luôn là một trong những quốc gia lịch sự nhất trên thế giới, ở mọi nơi công cộng như siêu thị, trạm xe buýt… Những người mới tới lần đầu sẽ thấy người Canada xếp hàng một cách chỉn chu, ngay ngắn từ ở trường học tới trạm xe bus. Xếp hàng cùng với đúng giờ và thường xuyên xin lỗi được coi là các thói quen điển hình của người Canada.
Một điều khá dễ thương là người Canada luôn luôn có thói quen giữ vị trí cho người đi phía sau, bất chấp họ đứng gần hay xa.
- Khúc côn cầu là môn thể thao vua:
Mặc dù Canada là quê hương của môn bóng rổ, thế nhưng bóng rổ là môn thể thao được yêu thích ở Mỹ nhiều hơn là ở đây. Môn thể thao vua ở Canada chính là khúc côn cầu
Khúc côn cầu là một phần của văn hóa Canada. Khắp nước đều có các sân khúc côn cầu trong nhà và ngoài trời, trẻ em được tiếp xúc với môn thể thao này từ rất sớm
Họ có thể chơi trò này ở bất cứ đâu, cả trên sân băng lẫn đường phố.
- Lễ tạ ơn diễn ra vào tháng mười:
Khác với Mỹ và một số nước châu Âu có lễ Tạ ơn vào tháng mười một, ở Canada lễ Tạ ơn diễn ra vào thứ hai giữa tháng mười.
Điều khác biệt là do mùa thu hoạch ở Canada diễn ra sớm hơn Mỹ. Bên cạnh đó, lễ Tạ ơn ở Canada cũng có nhiều món đồ ăn khác biệt với các quốc gia khác như bánh trứng, bánh bí đỏ…
- Khách sạn làm từ băng:
Khách sạn Hotel de Glace ở Canada xây lại hàng năm bằng 500 tấn băng và 30.000 tấn tuyết, đặc biệt chỉ mở cửa đón khách trong vài tháng.Khách sạn Hotel de Glace được xây dựng lần đầu tiên ở Quebec năm 2001.