Bạn đã bao giờ thấy hình ảnh nhỏ nhoi của “Trung Quốc” nằm trong lòng thành phố Incheon – Hàn Quốc chưa.Đừng quá ngạc nhiên khi được ngắm nhìn ,dạo quanh Chinatown (phố Tàu) nằm ở Seonlin-dong, Jung-gu, thành phố Incheon.Nơi đây được biết đến nhiều với tên gọi là phố Tàu duy nhất còn tồn tại tới ngày nay ở Hàn Quốc. Hơn 500 Hoa kiều sinh sống ở khu vực này vẫn giữ được những nét văn hóa Trung Hoa truyền thống.
Bước chân ra khỏi ga InCheon,du khách sẽ trông thấy một cổng gỗ lớn theo kiểu truyền thống Trung Quốc rực rỡ dựng ngang phố.Đây chính là lối vào bắt đầu cho chuyển tham quan phố Tàu.Có thể ví cánh cổng này như một biểu tượng của nơi này.Những cánh cổng này được chính phủ Trung Quốc gửi tặng năm 2002 nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày Hàn Quốc và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao
Incheon Chinatown, vẫn còn lưu giữ được không gian thời cổ hình thành vào năm 1883, cùng với việc cảng Incheon bắt đầu mở cửa.
Khi cảng Incheon mở cửa, tàu thuyền của nước ngoài thường xuyên qua lại. Các tô giới, địa giới được thiết lập với trung tâm là lãnh sự quán của các nước như Nhật Bản, nhà Thanh Trung Quốc, Anh… để tận dụng những đặc quyền ngoại giao. Đặc biệt, vào năm 1884 sau khi Lãnh sự quán của nhà Thanh được thiết lập, Chinatown của ngày nay chính thức hình thành với trung tâm là tòa Lãnh sự.
Trước đây, người Trung Hoa thường tập trung ở khắp mọi nơi để làm ăn buôn bán, người ta vẫn dùng cụm từ cộng đồng người Hoa để chỉ những khu vực này. Sau đó, cộng đồng người Hoa ngày một phát triển và tập trung thành các tuyến phố và mang rất nhiều những nét rất riêng mà chỉ ở Trung Quốc mới có. Thuật ngữ “Chinatown” (Phố người Hoa) tiếng Mỹ xuất hiện vào giữa thế kỷ 19 được định nghĩa là chỉ một khu phố tập trung một số lượng lớn cư dân Trung Quốc ở nước ngoài. Phố người Hoa có mặt khắp nơi trên thế giới, bao gồm ở Đông Á, khu vực Đông Nam Á, Châu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Úc và Châu Âu.
Trong quá khứ, có rất nhiều vùng tập trung cư dân Trung Hoa được công nhận là điểm du lịch văn hóa Trung Hoa tại nước ngoài. Tới ngày nay, tại nhiều nước nhiều Phố người Hoa được coi là trung tâm thương mại và du lịch lớn không thể thiếu.
Nhiều Phố người Hoa chỉ tập trung vào thương mại du lịch, trong khi một số khác vẫn chỉ sống và làm việc như một công dân nước ngoài bình thường. Phố người Hoa tại một số nước hiện nay đang phát triển rất mạnh, lập ra rất rất nhiều trang web để giúp cho khu vực của họ trở thành trung tâm hoạt động kinh tế và xã hội tại nước đó. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc mất dần đi những nét đặc trung của các tuyến phố cũ.
Một số Phố người Hoa có một lịch sử lâu đời như Phố người Hoa ở Nagasaki, Nhật Bản, hoặc đường Yaowarat ở Bangkok, trong đó có cả hai được sáng lập bởi các nhà buôn Trung Quốc hơn 200 năm trước. Phố người Hoa ở San Francisco là Phố người Hoa đầu tiên và lớn nhất thiết lập bên ngoài Châu Á. Các thành phố khác ở Bắc Mỹ, nơi Phố người Hoa được thành lập từ giữa thế kỷ 19 dọc theo đường bờ biển từ San Diego đến Victoria. Nửa sau thế kỉ 19, Phố người Hoa cũng đã được thành lập tại New York, Boston, Chicago, và Detroit. Sau cùng là Phố người Hoa ở Úc, New Zealand, Châu Âu và thậm chí cả Nam Phi. Cửa ngõ ra vào các khu phố có người Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và cả Việt Nam bên trong thường rất phức tạp vì nó nằm ngoài sự quản lý pháp luật của các nước.
Người Trung Quốc bắt đầu vào Hàn Quốc buôn bán rất đông. Họ vào nước này chủ yếu qua bán đảo Sơn Đông. Lúc bấy giờ, tổng dân số của Incheon vào khoảng 50.000 người, người Trung Quốc có tới gần 10.000 người. Tiến sĩ Kang Ok Yeop thuộc phòng Tư liệu lịch sử Incheon giải thích, khu phố Cheong Kwan bắt đầu trở nên phát đạt nhờ các thương nhân đến từ Trung Quốc, họ đưa muối và các loại ngũ cốc vào qua cảng Incheon và giao dịch tại đây.
Giao dịch buôn bán phát triển phổ biến khắp nơi, người ta bắt đầu nghĩ tới các món ăn vừa rẻ vừa tiện dùng cho người lao động Trung Quốc làm việc trên bến cảng. Chajangmyeon – món mì trộn nước xốt đậu đỏ nổi tiếng được người Hàn Quốc ngày nay rất ưa chuộng cũng được khai sinh từ thời kỳ này. Khác với Chajangmyeon mang vị ngọt đã được thay đổi để phù hợp với khẩu vị của người Hàn Quốc, Chajangmyeon bán ở Incheon Chinatown có đặc trưng là vị mặn của muối, vì phần lớn Hoa kiều sống ở đây đều đến từ vùng Sơn Đông (Trung Quốc), nơi mọi người thích vị mặn của muối.
30 năm trước, quán Gonghwachoon đã phải đóng cửa do những khó khăn trong kinh doanh. Son Deok Jun là con trai của người đầu bếp cuối cùng của quán, và bây giờ với vai trò là chủ nhân của quán ăn Taehwawon. Ông mong muốn là gìn giữ hương vị vốn có của Chajangmyeon ở phố Tàu Incheon. Ông nói: “Quê hương của Chajangmyeon là Incheon. Nó được bắt đầu từ tay của Hoa kiều. Bây giờ nó đã được phổ biến khắp Hàn Quốc. Ngay đến cả trẻ em cũng biết đến một món ăn tên là Chajangmyeon. Nhưng phố Tàu ở các nước khác lại không có Chajangmyeon. Vì thế, có rất nhiều người đi Trung Quốc về nói rằng ở đó không có món Chajangmyeon. Hiện nay, ở các thành phố của Trung Quốc như Bắc Kinh có nhiều người hỏi món Chajangmyeon theo kiểu Hàn Quốc nên những người làm nhà hàng ở đó đã liên lạc với chúng tôi và hỏi làm thế nào để nấu ngon món Chajangmyeon kiểu Hàn”.
Tòa nhà cũ của quán Gonghwachoon vẫn đứng bên cổng vào chính của Chinatown. Đã có kế hoạch cải tạo tòa nhà thành bảo tàng trưng bày về lịch sử của Chajangmyeon. Phần lớn những tòa nhà trong Incheon Chinatown đều đã được xây dựng trên 50 năm, vì thế đường phố ở khu vực này mang một dáng vẻ rất khác với các khu vực xung quanh.
Từ trường Joongsan đi xuống, ta sẽ đi ngang qua cửa hàng bánh truyền thống của Trung Quốc có tên là Bokraechoon. Đây là nơi chúng ta có thể thưởng thức các loại bánh quy và bánh ngọt truyền thống của Trung Quốc. Công thức làm bánh của cửa hiệu Bokraechoon đã truyền được 3 đời.So với thế giới bên ngoài, ở đây dường như mọi thứ đều diễn ra chậm hơn, con người như cũng đành phải sống chậm lại. Những con phố nơi lưu giữ lịch sử của người Hoa kiều, lịch sử như đang có mặt ở tất cả mọi nơi từng in dấu con người. Đó là ngôi trường duy nhất của Hoa kiều được xây năm 1934 tại nơi có địa thế cao nhất ở phố Tàu, trường Joongsan. Ngôi trường mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa, dù đã trải qua vài lần tu bổ nhưng vẫn giữ được những đặc trưng của kiến trúc Trung Hoa.
Incheon Chinatown, quê hương thứ hai của người Hoa ở Hàn Quốc. Mỗi một góc phố nơi họ sống đều mang đậm nét hình ảnh của Trung Quốc truyền thống.